Google Analytics được biết đến như một trong những công cụ hỗ trợ đo lường các hoạt động của website phổ biến nhất hiện nay. Google Analytics là sản phẩm được phát triển bởi Google, nó hoàn toàn miễn phí và là công cụ đắc lực của các SEOer. Hãy cùng Southedge Digital tìm hiểu kỹ hơn về cách thức hoạt động cũng như những tính năng cơ bản của công cụ này.
Google Analytics là công cụ hỗ trợ tối đa cho đội ngũ quản trị website. Công cụ này cung cấp cho người dùng các số liệu giúp người dùng đánh giá một cách tổng quan về tình trạng website. Các số liệu mà Google Analytics hiển thị đang có độ tin cậy cao. Google Analytics cho biết lượng một số thông tin của website như:
Google Analytics gồm rất nhiều tính năng, độ tin cậy cao và công cụ này hoàn toàn miễn phí. Google Analytics tỏ ra vượt trội hơn so với các công cụ khác trên thị trường. Phần tiếp theo Southedge Digital sẽ đi sâu hơn về cách thức hoạt động và các ứng dụng thực tế của Google Analytics. Một điều hiển nhiên khác, mọi người có thể sử dụng các công cụ có chức năng tương tự hoặc thậm chí còn tốt hơn để kiểm tra tình trạng website, kiểm tra các chỉ số như Ahrefs, Semrush,… nhưng phải trả phí duy trì định kỳ.
Google Analytics hoạt động theo 4 bước cơ bản. Từ khâu thu nhập dữ liệu cho đến đề xuất báo cáo.
Google Analytics dần trở thành công cụ uy tín hàng đầu và không thể thiếu cho website và đội ngũ SEO. Các số liệu mà Google Analytics đo lường và hiển thị đều có giá trị với bên quản trị web.
Tính năng đặc biệt này bất kỳ nhà quản trị web nào cũng muốn được cung cấp. Nhờ vào nó, bạn sẽ biết rõ lượng người truy cập website tại thời điểm bạn đang kiểm tra.
Từ các số liệu thống kê lưu lượng truy cập theo thời gian thực, bạn có thể nắm thời điểm nào trong ngày có lượng người truy cập cao nhất. Dựa trên cơ sở này bạn có thể phân tích được hành vi người dùng từ đó đề ra các chiến lược marketing phù hợp.
Ngoài cung cấp các số liệu về lưu lượng truy cập của người dùng, Google Analytics còn phần tích kỹ hơn về người dùng. Công cụ này có thể cho biết người dùng đến với website của bạn thông qua những kênh nào:
Những thông tin này rất hữu ích để bạn điều chỉnh chiến lược nội dung và kênh quảng bá sao cho ngày càng tối ưu lượng traffic. Dựa vào đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ngoài ra, Google Analytics sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thiết bị mà người dùng sử dụng để truy cập website. Phần thống kê trên giúp ích rất nhiều trong quá trình tối ưu website nhằm cân bằng trải nghiệm tốt nhất cho người dùng sử dụng thiết bị di động và cố định.
Ngoài thông tin về lưu lượng truy cập, nguồn gốc truy cập đến từ đâu thì Google Analytics còn phản ánh khá chính xác thói quen của người dùng trên website. Một số chỉ số bạn nên quan tâm:
Những số liệu trên cung cấp thông tin hữu ích về hành vi của người dùng. Từ đó công cụ này giúp đội ngũ quản trị website tìm ra phương án nâng cao trải nghiệm của người truy cập web.
Quá trình phân tích của Google Analytics không đơn thuần chỉ là tổng lượng truy cập mà còn kèm theo nhiều số liệu về nhân khẩu học khác. Chẳng hạn như:
Tất cả đều được hệ thống của Google thu thập nhờ vào máy chủ định vị hoặc cookies của người dùng. Từ các số liệu này bạn có thể tối ưu website để phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến.
Ứng dụng chủ yếu của Google Analytics là giúp các quản trị viên website hiểu được hành vi người dùng. Từ các số liệu mà công cụ này phân tích được bạn có thể đưa ra các chiến lược triển khai nhằm thúc đẩy bán hàng tốt hơn.
Việc chạy quảng cáo online nói chung và chạy quảng cáo Google Ads nói riêng không chỉ đơn thuần chỉ dừng lại ở việc cài đặt chiến dịch và ghi nhận kết quả mà còn cần được phân tích sâu cũng như đánh giá hiệu suất từng chiến dịch, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu và định hướng phát triển trong thời gian kế tiếp.
Để làm được điều này, trước tiên bạn cần liên kết tài khoản Google Analytics và Google Ads với nhau nhằm giúp đồng bộ hóa dữ liệu giữa Google Analytics và Google Ads. Những chỉ số phân tích mà bạn hay doanh nghiệp của bạn không thể bỏ qua sau khi liên kết Analytics với Google Ads bao gồm:
Google Search Console hay Google Webmaster tool là nền tảng thu thập và phân tích hành vi hoạt động online của người dùng. Công cụ này cho phép theo dõi tần suất hiển thị của website mỗi khi người dùng search từ khóa trên các trình duyệt tìm kiếm cũng như số lần họ nhấp chuột vào kết quả trên tổng số lần hiển thị.
Dựa vào các dữ liệu thống kê, bạn có thể phân tích được những cụm từ khóa mà người dùng gõ vào trình duyệt tìm kiếm. Bạn cũng có thể dự đoán được xu hướng những nội dung mà người truy cập sẽ quan tâm, từ đó cải thiện chất lượng những nội dung cung cấp cho người dùng.
Một số dữ liệu có ích mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tối ưu hiệu suất hoạt động như: kết hợp phân tích số lượng mục tiêu hoàn thành theo landing page cùng với nguồn truy cập hoặc phân tích vị trí xuất hiện trung bình của website khi người dùng gõ cụm từ tìm kiếm cũng như nguồn truy cập của những lượt tìm kiếm này…
Google Analytics là cánh tay phải đắc lực của các SEOer và cũng là công cụ đáng tin cậy để phân tích các chỉ số của website. Tuy nhiên, vẫn có một số loại chỉ số mà Google Analytics không phân tích được. Vậy nên theo Southedge Digital, dể đạt hiệu quả cao trong chiến dịch SEO thì ngoài các chỉ số mà Google Analytics phân tích được của website bạn cần sử dụng kết hợp thêm các công cụ khác như Semrush, Website Auditor,… để có được các số liệu chính xác nhất.
[sharethis-inline-buttons]